Dây chuyền sơn tự động là hệ thống tự động hóa được thiết kế để thực hiện quá trình phun sơn giúp đạt được hiệu quả nhanh hơn và năng suất hơn. Dây chuyền sơn tự động thường được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như gia dụng, điện tử và đặc biệt là trong ngành ô tô - xe máy giúp đảm bảo chất lượng đồng đều cho cả dây chuyền cũng như nâng cao năng suất và giảm chi phí.
Vậy có phải doanh nghiệp nào cũng nên đầu tư vào dây chuyền sơn tự động không? Cùng PWP Solution khám phá chi tiết về dây chuyền này ở bài viết dưới đây nhé!
Một chiếc xe có lớp sơn đẹp không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ mà còn có chức năng bảo vệ xe khỏi tác động của môi trường và bảo vệ khung xe. Đối với các công ty chuyên về ngành công nghiệp ôtô - xe máy thì việc tạo ra một lớp sơn đồng đều và đạt chuẩn còn thể hiện được cả uy tín của thương hiệu.
Để trải qua một lớp sơn mong muốn, dây chuyền sơn phải trải qua rất nhiều giai đoạn trước khi đến được với tay khách hàng. Dưới đây là những quy trình bước cơ bản của dây chuyền sơn gồm:
Đặt sản phẩm lên dây chuyền: Sản phẩm sẽ được đặt lên băng tải để được chuyển vào khu vực sơn.
Làm sạch sản phẩm: Để lớp sơn được tạo ra đạt chuẩn chất lượng và tăng độ bám dính thì việc làm sạch cát, bụi bẩn, han gỉ hay phoi thừa là hết sức cần thiết.
Sấy khô: Sau khi sản phẩm được làm sạch sẽ vẫn tồn tại một lượng dung môi hoặc tạp chất, do vậy cần sấy khô để đảm bảo bề mặt đạt chuẩn nhất.
Phun sơn: Đây là công đoạn quan trọng nhất giúp phủ sơn lên bề mặt sản phẩm. Khu vực tiến hành sơn thường là trong môi trường khép kín và được kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm đạt chuẩn. Buồng phun cũng được tích hợp với hệ thống thông khí và xử lý bột sơn/khí thải tồn đọng.
Làm khô sản phẩm: Sau khi đã được phun sơn, băng tải sẽ chuyển sản phẩm đến khu vực làm khô để sấy khô. Quá trình sấy khô cũng cần phải đảm bảo nhiệt độ và thời gian sấy hợp lý để lớp sơn cuối cùng tạo ra cứng và bóng.
Với một quy trình làm việc chuyên nghiệp và trải qua nhiều giai đoạn, dây chuyền sơn sở hữu đa dạng ưu điểm nổi bật giúp hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc giảm khối lượng công việc trong thời gian ngắn đồng thời nâng cao chất lượng cũng như năng suất. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật nhất của dây chuyền sơn tự động:
Tất cả các sản phẩm trong cùng một dây chuyền đều được trải qua công đoạn, trình tự và thao tác như nhau nên sẽ không có sự sai lệch giữa các sản phẩm với nhau. Tất cả các thông số đều được lập trình và tính toán rõ ràng nên khó xảy ra sai sót trong các thao tác.
Dây chuyền sơn tự động sẽ là giải pháp thay thế gần như toàn bộ công nhân và giảm thiểu được lao động thủ công, đồng thời về lâu dài, chi phí đầu tư cho dây chuyền sẽ rẻ hơn chi phí phải trả cho công nhân.
Việc ứng dụng dây chuyền sơn sẽ phân chia thành từng công đoạn cụ thể, tự động hóa hoàn toàn và độ đồng đều nên đảm bảo năng suất cao.
Các hệ thống kiểm tra và theo dõi tích hợp cùng máy giúp đảm bảo máy luôn hoạt động trơn tru và đồng bộ hóa sản phẩm nên sẽ không phải xảy ra tình trạng sơn lại hoặc chất lượng kém. Lượng chi tiết làm ra cũng nhiều hơn, chi phí đầu tư giảm nên giá thành cũng sẽ được điều chỉnh.
Lượng sơn dư thừa phát sinh trong quá trình sơn từ việc phun quá mức, không kiểm soát đều từ công nhân sẽ dẫn đến tăng lượng khí VOC phát thải ra môi trường. Phần hệ thống xử lý bột phun/khí thải sẽ được tích hợp nhằm dọn sạch tồn đọng của phần sơn. Từ đó cũng giảm thiểu được tối đa lượng khí và đồng thời đảm bảo cả sức khỏe cho công nhân làm việc.
Dây chuyền sơn tự động có những tác động to lớn và giúp hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, dây chuyền sơn tự động còn có những nhược điểm sau:
Hệ thống sơn đòi hỏi máy móc hiện đại, tích hợp hệ thống giám sát và điều khiển, theo dõi nên sẽ có chi phí đầu tư rất cao. Ngoài ra, để dây chuyền hoạt động trơn tru và không gặp các vấn đề trong suốt quá trình làm việc, đòi hỏi cần có hệ thống bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên.
Chính bởi vì chi phí đầu tư cao và yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng nhiều nên nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất số lượng ít và nhiều sản phẩm khác nhau thì dây chuyền sơn tự động khó mà đạt hiệu quả về mặt kinh tế.
Hệ thống tự động thường được thiết kế theo tiêu chuẩn nhất định, do đó việc thay đổi quy trình sản xuất (chẳng hạn như đổi loại sơn, màu sơn hoặc sản xuất một dòng sản phẩm mới) có thể gặp khó khăn và tốn kém. Chính vì thế nên lắp đặt dây chuyền sơn tự động đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy mô lớn, sản xuất với số lượng lớn và ở cùng một dòng sản phẩm. Trong trường hợp các công ty vừa và nhỏ vẫn muốn đầu tư vào dây chuyền sơn có thể tham khảo các dây chuyền sơn bán tự động với quy mô nhỏ hơn, sản xuất với sản lượng thấp hơn nhưng vẫn đem lại hiệu quả đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng.
Dây chuyền sơn tự động trong ngành ô tô - xe máy thực sự sẽ mang lại nhiều hiệu quả cao đáng kể về mặt kinh tế và nâng cao chất lượng cho sản phẩm của dây chuyền. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một vài nhược điểm mà doanh nghiệp cần cân nhắc về chi phí đầu tư, khả năng linh hoạt, nhu cầu sản xuất và đội ngũ nhân sự trước khi triển khai hệ thống này. Nếu bạn có nhu cầu quan tâm đến dây chuyền sơn tự động của PWP Solution, hãy liên hệ ngay để nhận được tư vấn và báo giá sớm nhất nhé!