Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn là bước quan trọng trong việc tạo ra một lớp sơn láng mịn và tăng cường độ bền cho vật liệu. Đây là bước quyết định trực tiếp đến độ bám dính, độ bền và tính thẩm mỹ cho lớp sơn phủ.
Nếu bề mặt không được làm sạch và xử lý đúng cách sẽ khiến cho lớp sơn dễ bị rỉ sét, bong tróc hoặc xuống cấp dần theo thời gian. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật và loại kim loại mà sẽ lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy đâu là cách xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn? Cùng PWP Solution tìm hiểu chi tiết về cách xử lý bề mặt cho kim loại và các phương pháp cụ thể sử dụng nhé!
Bề mặt sản phẩm trước khi tiến hành làm việc thường dính rất nhiều bụi bẩn, rỉ sét, tạp chất, dầu mỡ,... Chính vì thế, nếu không được xử lý trước khi sơn sẽ khiến cho lớp sơn gặp tình trạng không bám chắc vào kim loại, dễ bong tróc, bề mặt không có tính thẩm mỹ cao và làm giảm tuổi thọ của lớp sơn.
Việc xử lý bề mặt kim loại sẽ giúp tăng độ bám dính, bảo vệ bề mặt kim loại và tăng tuổi thọ cho lớp sơn. Do vậy, xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn là bước đầu tiên và cũng là một trong các bước quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng có tính thẩm mỹ và chất lượng tốt nhất.
Bề mặt kim loại ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và độ bền của lớp sơn mạ kẽm. Nếu như không được làm sạch kỹ càng thì rất khó mà chất lượng sơn đạt được hiệu quả tối đa.
Với những bề mặt kim loại cũ thường có rất nhiều tạp chất, dầu mỡ, rỉ sét,... bám chặt vào bề mặt. Khi đó, bạn cần xử lý và loại bỏ hoàn toàn bằng dung dịch tẩy rửa để giúp bề mặt sáng bóng và sạch sẽ.
Đối với các lớp sơn đã kém thì có thể xử lý đơn giản bằng tay hoặc dụng cụ cạo sơn. Tuy nhiên, đối với các lớp sơn dày và chắc thì cần làm sạch bằng các dụng cụ điện phân để tăng khả năng làm sạch và giảm thời gian phải làm việc.
Gỉ sét là lớp đã bám chặt trên bề mặt của vật liệu trong một khoảng thời gian dài và khiến cho bề mặt bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu không làm sạch lớp gỉ sét trên bề mặt thì sau khi tiến hành sơn, bề mặt sản phẩm sẽ gặp hiện tượng phồng rộp và ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của lớp sơn.
Để khôi phục bề mặt về trạng thái ban đầu, công nhân có thể sử dụng dụng cụ chà nhám hoặc máy làm sạch áp lực cao để làm sạch hoàn toàn bề mặt.
Bề mặt kim loại cũ xuất hiện nhiều vết lõm hay lỗ nhỏ do quá trình ăn mòn và va đập là điều không thể tránh khỏi được. Để sửa chữa, bạn cần chà nhám toàn bộ khu vực cho đến khi đạt đến kim loại trần và lau bằng chất tẩy nhờn.
Với những vị trí xuất hiện vết lõm hoặc có nhiều lỗ, bạn có thể sử dụng hợp gốc epoxy đổ trực tiếp vào vị trí đó. Sau đó, sử dụng miếng lưới sợi thủy tinh lớn làm chất độn và phủ tiếp một lớp epoxy lên bề mặt.
Với những bề mặt kim loại thường đặt ở những vị trí cao, độ ẩm lớn và ở khu vực ngoài trời thì việc sơn lót sau khi làm sạch bề mặt là thực sự cần thiết để ngăn bụi bẩn tích tụ và gỉ sét hình thành.
Để đảm bảo bề mặt kim loại đạt chuẩn trước khi sơn, có rất nhiều phương pháp xử lý khác nhau từ thủ công đến công nghệ cao. Dưới đây là những phương pháp xử lý phổ biến nhất:
Với các bề mặt nhỏ và có cấu trúc phức tạp, người ta thường sử dụng tay hoặc các công cụ đơn giản như bàn chải để làm sạch. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp cho quy mô sản xuất lớn vì tốn thời gian và mất nhiều công sức.
Để loại bỏ tạp chất và lớp oxit trên bề mặt kim loại, công nhân cũng có thể sử dụng các biện pháp chà nhám bằng máy, phun cát hoặc phun bi thép. Đây là phương pháp thường được ứng dụng nhiều dành cho bề mặt phẳng và rộng để làm sạch và tạo nhám cho bề mặt kim loại, từ đó giúp lớp sơn bám chắc hơn.
Đây là một trong những phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất để làm sạch bề mặt kim loại trước khi tiến hành sơn. Đây là phương pháp làm sạch sâu và tránh làm tổn hại đến cấu trúc kim loại bằng việc ứng dụng dòng điện để tạo ra phản ứng hóa học. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là yêu cầu trang thiết bị phức tạp và chi phí đầu tư cao.
Khác với phương pháp xử lý bằng điện hóa thì phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao để làm sạch bề mặt kim loại. Ở các bề mặt có hình dạng tạp hoặc có nhiều khe nhỏ thì đây là phương pháp giúp làm sạch hiệu quả và tối ưu gấp nhiều lần so với phương pháp cơ học truyền thống. Khi sóng âm tác động lên bề mặt thì các bong bóng nhỏ hình thành và nổ đồng thời loại bỏ hoàn toàn tạp chất dính trên bề mặt kim loại.
Sử dụng hóa chất là một trong những phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên bề mặt kim loại giúp loại bỏ dầu, hóa chất và các lớp oxit bám chặt lên bề mặt mà không cần chà xát. Phương pháp này trải qua 3 bước bao gồm ngâm hóa chất, phun hóa chất và sấy khô sau quá trình phun. Tuy nhiên, làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn bằng phương pháp hóa chất thường sử dụng trong các ngành công nghiệp có quy mô lớn và yêu cầu số lượng sản phẩm lớn, cần xử lý ngay trong thời gian ngắn.
Laser là phương pháp xử lý bề mặt tiên tiến nhất hiện nay để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn. Với việc ứng dụng laser vào việc xử lý bề mặt kim loại, tất cả các tạp chất, bụi bẩn và lớp oxit được xử lý nhanh chóng mà không làm tổn hại đến bề mặt kim loại. Đây là công nghệ đem lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường tuy nhiên chi phí đầu tư khá cao.
Cách xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn không giúp làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và tạp chất mà còn đảm bảo độ bám dính của sơn lên bề mặt, nâng cao tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho sản phẩm. Việc lựa chọn phương pháp sao cho hợp lý còn tùy thuộc vào nhiều phương pháp xử lý khác nhau từ truyền thống đến hiện đại và yêu cầu cụ thể của sản phẩm. Nếu bạn có bất kỳ về câu hỏi nào chưa được giải quyết có thể liên hệ ngay với PWP Solution để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé!