Sơn tĩnh điện là gì? Tìm hiểu đặc tính và nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Chia sẻ

Hiện nay trên thị trường sơn tĩnh điện được sử dụng khá phổ biến và ưa chuộng khi được lựa chọn để sơn lên bề mặt kim loại của sản phẩm. Nhờ đặc tính bền bỉ, chống được oxy hóa và thân thiện với môi trường nên sơn tĩnh điện ngày nay được sử dụng càng rộng rãi. Vậy sơn tĩnh điện là gì và đặc tính, nguyên lý hoạt động, ưu điểm của dòng sơn này như thế nào? Hãy để PWP Solution giải đáp thắc mắc ở bài viết dưới đây nhé! 

Nội dung

1. Khái niệm về sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là vật liệu phủ được làm từ hợp chất hữu cơ dạng bột hoặc nhựa nhiệt dẻo. Loại sơn này hoạt động dựa trên nguyên tắc điện từ, tức điện tích (+) của bột sơn sẽ gắn chặt với điện tích (-) của bề mặt sản phẩm tạo nên một lớp sơn bền bỉ.  

khai-niem-ve-son-tinh-dien

2. Bột sơn tĩnh điện là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Sơn tĩnh điện tồn tại ở dạng bột và có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, không gây ô nhiễm môi trường cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thao tác. 

2.1. Khái niệm bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện chứa các hạt sơn nhỏ tạo thành từ các thành phần như nhựa, bột màu và chất phụ gia. Sơn tĩnh điện dạng phun bột trực tiếp không pha và sử dụng cho các sản phẩm làm chủ yếu bằng kim loại.

2.2. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

nguyen-ly-hoat-dong-cua-son-tinh-dien

Để sơn tĩnh điện bám được lên bề mặt sản phẩm người ta sẽ dùng một dụng cụ có tên là súng phun sơn. Ban đầu, bột sơn sẽ đi qua súng phun được nung nóng tại đầu phun và mang điện tích (+), sau đó nó tiếp tục đi qua kim phun và di chuyển theo hướng điện trường đến vị trí của vật liệu sơn mang điện tích (-). Cũng nhờ vào lực hút của các ion điện tích nên bột sơn sẽ được bám từ từ vào quanh vật liệu sơn và rải đều quanh vật liệu ở cả những vị trí khuất. Từ đó bề mặt sản phẩm sẽ có một lớp sơn cố định và bảo vệ sản phẩm khỏi tác động từ bên ngoài. 

Một lưu ý cho người thao tác khi thao tác với sơn tĩnh điện đó chính là vật liệu phủ sơn cần được làm nóng ở nhiệt độ cao nhằm tránh bột bị khô trước khi tiếp xúc với vật liệu phủ. Chính vì thế các sản phẩm được phủ thường được làm bằng kim loại và chịu được nhiệt độ cao. 

3. Các bước thực hiện quá trình sơn tĩnh điện

cac-buoc-thuc-hien-qua-trinh-son-tinh-dien

Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1: Bề mặt kim loại nên được làm sạch và phủ lớp chống gỉ bằng các dạng hóa chất như bể tẩy dầu mỡ, bể tẩy rỉ sét, bể nước sạch,... 

  • Bước 2: Làm sạch hóa chất còn sót lại và sấy khô trên bề mặt sản phẩm trước khi chuyển sang giai đoạn phun sơn.

  • Bước 3: Sản phẩm được treo lên bằng tải và đưa vào hệ thống phun sơn trong buồng sơn đặc biệt. Buồng này có chức năng tránh phát tán sơn ra khỏi môi trường bên ngoài và thuận tiện cho việc tái sử dụng bột sơn tĩnh điện dư cho những lần sau.

  • Bước 4: Sau khi được sơn, sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy với nhiệt độ từ 180-200 độ C và thời gian sấy là từ 15-20 phút.

  • Bước 5: Kiểm tra lại sản phẩm đã đều màu và đạt được yêu cầu chất lượng chưa, sau đó sẽ tiến hành công đoạn đóng gói và bàn giao đến cho khách hàng.

4. Đặc điểm nổi bật của sơn tĩnh điện so với sơn truyền thống

dac-diem-noi-bat-cua-son-tinh-dien-so-voi-son-truyen-thong

Chính vì những đặc tính nổi bật của sơn tĩnh điện mà chúng ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn trong gia công cơ khí. Dưới đây là những ưu điểm khiến cho sơn tĩnh điện khác biệt so với sơn thường:

- Đặc tính sử dụng: Sơn tĩnh điện không dùng dung môi hoặc các chất hóa học mà ứng dụng nguyên lý điện từ nên giúp lớp sơn bám chặt lên bề mặt sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường.

- Khả năng chống trầy xước: Không chỉ chịu được nhiệt độ của môi trường, những tác động bên ngoài cũng sẽ khó làm ảnh hưởng đến lớp sơn để đảm bảo rằng sản phẩm luôn có độ bóng, mịn.

- Thích hợp với nhiều vật liệu: Không chỉ có thể phun lên bề mặt kim loại, sơn tĩnh điện còn có khả năng bám chặt lên bề mặt của vật liệu có khả năng dẫn điện tốt.

- Tiết kiệm sơn: Bột sơn dư thừa trong quá trình sơn có thể được thu hồi lại và tiếp tục tái sử dụng cho những lần sơn tiếp theo.

- Phủ lên bề mặt phức tạp: Súng phun sơn tĩnh điện sẽ giúp phủ đều lớp sơn lên các bề mặt và ở cả những vị trí khó tiếp cận nhất.

5. Lời kết

Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn hiện đại, mang lại độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và tính thẩm mỹ vượt trội. Với quy trình phủ sơn khép kín, phương pháp này giúp tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu tác động đến môi trường. Nhờ khả năng bám dính tốt và độ bền màu lâu dài, sơn tĩnh điện ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và đời sống. Việc lựa chọn sơn tĩnh điện không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Trong tương lai, công nghệ này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển, mang đến nhiều giải pháp tối ưu hơn cho ngành sơn phủ. Nếu bạn đang tìm hiểu sơn tĩnh điện cho sản phẩm của bạn, hãy liên hệ ngay với PWP Solution để nhận được tư vấn tốt nhất nhé!  

6. Tại sao nên lựa chọn sơn của PWP Solution?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa dây chuyền sơn, PWP Solution là đối tác tin cậy cho nhiều khách hàng lớn như FORD, YAMAHA, VINFAST và HUYNDAI. Bên cạnh việc cung cấp và lắp đặt, chúng tôi còn đưa ra phương án tối ưu trong thiết kế chế tạo và đảm bảo dây chuyền hoạt động tốt trong thời gian dài. Điều này không chỉ đảm bảo sự vận hành ổn định mà còn thể hiện sự tâm huyết của chúng tôi trong việc đem đến sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng.