Điểm khác biệt giữa sơn tĩnh điện và sơn thường trong gia công cơ khí

Chia sẻ

Sơn tĩnh điện và sơn thường là hai phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất, đóng vai trò trong việc bảo vệ sản phẩm và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng cũng có nhiều đặc tính và ứng dụng khác nhau. Ở bài viết này hãy cùng PWP Solution tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại sơn này nhé!

Nội dung

1. Tìm hiểu đặc tính của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là loại sơn tồn tại dưới dạng nhựa nhiệt dẻo hoặc polyme nhiệt rắn và được phủ lên bề mặt bằng một lớp bột sơn tĩnh điện âm. Sau khi lớp sơn được phun lên bề mặt, sản phẩm sẽ được đưa vào lò nung có nhiệt độ từ 180-200 độ C để lớp sơn nóng chảy và bám chặt lên bề mặt sản phẩm.

Tìm hiểu đặc tính của sơn tĩnh điện

1.1. Ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện vốn trở nên nổi tiếng nhờ lớp hoàn thiện trên bề mặt đẹp và có tính thẩm mỹ. Với màu sơn đa dạng cùng việc có thể phun trên nhiều vật liệu nên nó càng được ưu tiên sử dụng trong gia công cơ khí. Dưới đây là những điểm nổi bật của sơn tĩnh điện:

uu-diem-noi-bat-cua-son-tinh-dien

Độ bền Lớp sơn được bám chặt trên bề mặt, giảm thiểu việc bong tróc và chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt như ẩm mốc, nhiệt độ cao,...
Thích hợp trên nhiều bề mặt Lớp sơn được bám chặt trên bề mặt, giảm thiểu việc bong tróc và chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt như ẩm mốc, nhiệt độ cao,...
Bề mặt sơn Sơn tĩnh điện có thể phủ được lên nhiều bề mặt như kim loại, nhôm, inox, vật liệu tổng hợp, nhựa, sợi carbon, MDF,...
Dễ dàng thi công Quá trình sơn nhanh và không cần sơn lót giúp đẩy nhanh quá trình làm việc cho công nhân.
Màu sắc Màu sắc đa dạng, có thể lựa chọn màu sơn theo yêu cầu.
Tiết kiệm chi phí Bột sơn dư có thể tái sử dụng cho lần sơn tiếp theo.
 

1.2. Nhược điểm của sơn tĩnh điện

Mặc dù mang nhiều tính năng nổi bật so với sơn thường, tuy nhiên để quyết định lựa chọn sơn tĩnh điện người dùng cần cân nhắc đến các yếu tố sau:

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

Chi phí đầu tư Hệ thống sơn tĩnh điện yêu cầu nhiều thiết bị như buồng sơn, súng phun sơn và lò sấy. Do vậy, chi phí đầu tư vào hệ thống này khá tốn kém. 
Bề mặt không sử dụng được Các bề mặt như gỗ, nhựa hoặc vật liệu không dẫn điện thì sẽ không thể sử dụng sơn tĩnh điện.
Khó bảo dưỡng Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bong tróc hoặc có nhu cầu phun sơn lại thì việc này sẽ gây khó khăn và tốn kém hơn so với sơn thường.
 

2. Tìm hiểu đặc tính của sơn thường

Khác với sơn tĩnh điện, sơn thường là phương pháp sử dụng dung môi để hòa tan sơn và giúp lớp sơn được bám dính trên bề mặt vật liệu. Sau khi dung môi bốc hơi và khô lại sẽ để lại một lớp màng bao trùm lên bề mặt sản phẩm.

Tìm hiểu đặc tính của sơn thường

2.1. Ưu điểm nổi bật của sơn thường

Sơn thường vốn được sử dụng rộng rãi trong gia công cơ khí không chỉ vì giá thành rẻ mà còn vì những ưu điểm nổi bật sau:  

Ưu điểm của sơn thường

Bề mặt sử dụng Phủ được trên các bề mặt như gỗ, nhựa, kim loại và nhiều vật liệu khác.
Dễ dàng sửa chữa Nếu lớp sơn bị bong tróc hoặc gặp vấn đề thì người dùng có thể tự sơn lại và chi phí thực hiện không cao.
Chi phí đầu tư Vì đặc tính của sơn thường là dung môi hóa học nên không cần đầu tư vào hệ thống phun sơn và lò sấy như là sơn tĩnh điện.
Thi công dễ dàng Sơn thường có thể sử dụng chổi quét, con lăn hoặc súng phun để dễ dàng thao tác.
Giá thành Sơn thường có giá thành kinh tế hơn so với sơn tĩnh điện.
 

2.2. Nhược điểm của sơn thường

Bên cạnh ưu điểm và tính năng đa dạng, sơn thường vẫn có nhiều nhược điểm so với sơn tĩnh điện. Điển hình như: 

Nhược điểm của sơn thường

Độ bền Nếu không có kinh nghiệm sơn, lớp sơn rất dễ có độ dày, mỏng khác nhau gây mất thẩm mỹ.
Gây hại sức khỏe và ô nhiễm môi trường Trong điều kiện thời tiết phức tạp và chịu nhiều tác động, lớp sơn rất dễ bị phai màu và oxy hóa.
Tính hiệu quả
Nếu không có kinh nghiệm sơn, lớp sơn rất dễ có độ dày, mỏng khác nhau gây mất thẩm mỹ.
 

3. So sánh điểm khác biệt giữa sơn tĩnh điện và sơn thường

Nếu bạn vẫn chưa thấy rõ sự khác biệt của 2 loại sơn này, hãy liên hệ ngay ở bảng dưới đây nhé!

diem-khac-biet-giua-son-tinh-dien-va-son-thuong

Tiêu chí Sơn tĩnh điện Sơn thường
Hệ thống sơn
 
Yêu cầu dây chuyền và thiết bị hỗ trợ, đòi hỏi tay nghề thợ sơn cao để tạo nên lớp sơn đồng nhất và bóng đẹp. Không yêu cầu hệ thống sơn phức tạp, bề mặt khó đều màu và độ bóng mịn không đều.
Công nghệ sơn
Lượng hao hụt sơn thấp và được thực hiện trong dây chuyền sơn khép kín với sự điều khiển của thợ thi công.
Lượng hao hụt sơn cao hơn so với sơn tĩnh điện và khó tái sử dụng trong thời gian dài. Đa dạng dụng cụ thi công như súng phun, con lăn,...
Màng sơn Màng sơn có độ bóng đẹp và đồng đều nhau, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Độ bám tương đối kém và dễ bị phai màu do điều kiện thời tiết kém.
Bề mặt vật liệu sơn Không bám được trên bề mặt bê tông
 
Bám được trên hầu hết các bề mặt và đặc biệt là bề mặt bê tông.
 
Chi phí Chi phí sơn cao Chi phí sơn thấp
Tính an toàn với môi trường Sử dụng bằng bột phun và người thi công không tiếp xúc trực tiếp với sơn Sử dụng bằng dung môi hóa học và người thi công tiếp xúc trực tiếp với sơn nên rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khả năng sửa chữa Khó sửa chữa và chi phí sửa chữa cao Dễ dàng sửa chữa và chi phí sửa chữa thấp.
Ứng dụng Có mặt trong hầu hết các hoạt động như sơn khung xe, vành xe, máy móc cơ khí, vỏ máy công nghiệp, khung máy CNC,... Ứng dụng nhiều trong sơn thiết bị điện, máy biến áp, động cơ,...

 

4. Lời kết

Sơn tĩnh điện và sơn thường là hai loại sơn đang được ứng dụng rộng rãi trên thị trường nhưng cũng có ưu - nhược điểm khác nhau. Chính vì thế, khách hàng cần hết sức cân nhắc về giá thành và mục đích để đưa ra quyết định lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn loại sơn nào cho sản phẩm, hãy liên hệ ngay với PWP Solution để nhận được tư vấn kịp thời nhất nhé!

5. Tại sao nên lựa chọn sơn của PWP Solution

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa dây chuyền sơn, PWP Solution là đối tác tin cậy cho nhiều khách hàng lớn như FORD, YAMAHA, VINFAST và HUYNDAI. Bên cạnh việc cung cấp và lắp đặt, chúng tôi còn đưa ra phương án tối ưu trong thiết kế chế tạo và đảm bảo dây chuyền hoạt động tốt trong thời gian dài. Điều này không chỉ đảm bảo sự vận hành ổn định mà còn thể hiện sự tâm huyết của chúng tôi trong việc đem đến sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng.