Công nghệ hàn laser – Giải pháp hàn tiên tiến trong sản xuất hiện đại

Chia sẻ

Trong những năm qua, các phương pháp hàn truyền thống như hàn hồ quang, hàn TIG, hàn MIG vẫn là lựa chọn phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, các phương pháp này tồn tại một số hạn chế như biến dạng nhiệt lớn, tốc độ chậm và yêu cầu nhiều công đoạn xử lý sau hàn.

Để khắc phục những vấn đề trên, hàn laser đã xuất hiện như một giải pháp mới, mang lại độ chính xác cao, tốc độ nhanh và ít ảnh hưởng nhiệt. Nhờ những ưu điểm vượt trội, hàn laser đang dần trở thành xu hướng trong ngành sản xuất công nghiệp hiện đại. Vậy hàn laser có những tính chất gì và ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Cùng PWP Solution khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé! 

Nội dung

1. Hàn laser là gì?

1.1. Nguyên lý hoạt động của hàn laser 

Hàn laser sử dụng tia laser cường độ cao để tập trung năng lượng vào một vùng nhỏ của vật liệu, tạo ra nhiệt độ cao làm nóng chảy và liên kết các bề mặt với nhau. Quy trình này có thể được điều khiển bằng máy CNC hoặc hệ thống robot tự động, giúp tăng độ chính xác và hiệu suất làm việc.

Hàn laser là gì?

1.2. Ưu điểm của hàn laser so với hàn truyền thống

Hàn laser là phương pháp hàn hiện đại mang lại độ chính xác cao với nhiều ưu điểm vượt xa so với phương pháp hàn truyền thống. Dưới đây là những tính năng nổi bật của hàn laser: 

  • Độ chính xác cao: Cho phép hàn các chi tiết nhỏ, phức tạp với mức sai số cực thấp.

  • Tốc độ hàn nhanh hơn: Giảm thời gian sản xuất so với các phương pháp hàn thông thường.

  • Ít ảnh hưởng nhiệt: Giảm thiểu biến dạng vật liệu, giúp duy trì chất lượng sản phẩm.

  • Ứng dụng linh hoạt: Có thể hàn được nhiều loại vật liệu khác nhau như thép, nhôm, titan, hợp kim đặc biệt.

Ưu điểm của hàn laser so với hàn truyền thống

1.3. Ứng dụng của hàn laser trong các ngành công nghiệp

Nhờ những ưu điểm vượt trội trên mà hàn laser được ứng dụng trong đa dạng các ngành công nghiệp khác nhau, dưới đây là những ngành công nghiệp sử dụng hàn laser nhiều nhất, bao gồm: 

  • Ngành ô tô: Hàn các bộ phận khung xe, linh kiện động cơ, pin xe điện.

  • Ngành hàng không: Hàn các chi tiết kim loại chịu nhiệt và áp suất cao.

  • Ngành điện tử: Sản xuất linh kiện vi mạch, hàn vỏ điện thoại, pin lithium.

  • Ngành y tế: Hàn thiết bị phẫu thuật, dụng cụ y khoa với độ chính xác cao.

Ứng dụng của hàn laser trong các ngành công nghiệp

2. Lợi ích của hàn laser trong sản xuất công nghiệp hiện đại

Lợi ích của hàn laser trong sản xuất công nghiệp hiện đại

2.1. Đem lại khả năng hàn chính xác

Nhờ khả năng điều khiển bằng máy tính, hàn laser có thể tạo ra đường hàn đồng đều, chính xác, hạn chế tối đa lỗi sản xuất.

Hàn laser đem lại khả năng hàn chính xác

2.2. Đẩy nhanh tốc độ hàn, gia tăng sản lượng sản xuất

Quá trình hàn laser diễn ra nhanh chóng, giúp doanh nghiệp tăng sản lượng mà không cần mở rộng nhân công hoặc dây chuyền sản xuất.

2.3. Giảm biến dạng nhiệt so với hàn thông thường

So với hàn truyền thống, vùng ảnh hưởng nhiệt của hàn laser nhỏ hơn, giúp hạn chế cong vênh, nứt gãy vật liệu, đặc biệt là với các hợp kim nhạy cảm.

Hàn laser làm giảm biến dạng nhiệt so với hàn thông thường

2.4. Linh hoạt hàn trên nhiều loại vật liệu

Hàn laser có thể áp dụng trên kim loại, nhựa, hợp kim khó hàn, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

3. Một số lưu ý trong quá trình hàn laser

Hàn laser là một công nghệ tiên tiến với nhiều ưu điểm vượt trội như độ chính xác cao, tốc độ nhanh và ít biến dạng nhiệt. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng mối hàn và an toàn trong quá trình làm việc, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau: 

Một số lưu ý trong quá trình hàn laser

  • Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động: Trong quá trình hàn, tia laser có thể bắn vào mắt và da, gây nguy hiểm cho thợ hàn. Do đó, trước khi làm việc cần chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như kính và quần áo bảo hộ.

  • Kiểm soát khói và khí thải: Quá trình hàn laser có thể phát sinh ra khí gây hại cho thợ hàn, do vậy cần có hệ thống hút khói hoặc mặt nạ phòng độc để đảm bảo an toàn.

  • Mỗi loại laser sẽ phù hợp với từng vật liệu và có ứng dụng khác nhau nên cần lựa chọn loại laser phù hợp.

  • Làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ và gỉ sét có thể ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn, gây ra lỗi hoặc ảnh hưởng đến độ bền.

  • Cố định chính xác các chi tiết hàn: Đảm bảo vật liệu không bị xê dịch trong quá trình hàn để tránh lỗi và đảm bảo tính đồng nhất.

  • Sau quá trình hàn, để đảm bảo quá trình tia laser không bị lệch hướng hoặc giảm cường độ do bụi bẩn cần vệ sinh sạch sẽ thấu kính và đầu laser.

4. Kết luận 

Hàn laser không chỉ giúp tăng độ chính xác, giảm chi phí sản xuất và hạn chế biến dạng nhiệt, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để gia tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giữ vững vị thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường, hàn laser là công nghệ hiện đại mà nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào. Ngày nay, hàn laser đang mở ra nhiều kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp chế tạo để hướng tới sản xuất thông minh, hiệu quả và bền vững. Chính vì thế, nếu bạn đang quan tâm đến công nghệ hàn laser, hãy liên hệ ngay với PWP Solution để nhận được tư vấn phù hợp nhất với sản phẩm của công ty mình nhé!