Dập kim loại là một quy trình quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất ô tô, xe máy, điện tử và cơ khí chính xác. Đây là phương pháp gia công sử dụng khuôn và lực ép để tạo hình sản phẩm theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình dập, có thể xảy ra một số lỗi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây lãng phí nguyên vật liệu và làm giảm năng suất sản xuất.
Vậy trong quá trình làm việc, có những lỗi nào dập nào thường xảy ra và khắc phục như thế nào? Hãy cùng PWP Solution tìm hiểu và trả lời những câu hỏi đó ở bài viết dưới đây nhé!
Một trong những vấn đề xảy ra thường xuyên nhất trong quá trình dập kim loại là chất lượng dập kém. Việc này có thể gây ra tình trạng nứt, trầy xước bề mặt, biến dạng,... Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là có thể là do lực dập không phù hợp, chọn sai vật liệu, quy trình bảo dưỡng khuôn kém,...
Các bộ phận dập có vết xước trên bề mặt: Máy không chạm vào sản phẩm trong quá trình cắt và nhân viên xử lý không cẩn thận.
Bộ phận bị biến dạng: Lệch khuôn do căn chỉnh không chính xác.
Chi tiết kim loại không khớp với kích thước: Lực ép không đồng đều hoặc không đủ.
Bộ phận dập có gờ quá lớn: Điều chỉnh khe gờ khuôn không hợp lý.
Một vấn đề phổ biến thường xảy ra trong quá trình dập kim loại là mài mòn dụng cụ. Trong quá trình sử dụng với tần suất lớn và thời gian sử dụng dài, rất dễ xảy ra hiện tượng các dụng cụ bị mài mòn và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do vậy, trong thời gian làm việc với khuôn, cần hết sức chú ý đến việc bảo trì bảo dưỡng để không ảnh hưởng đến khuôn và chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Lựa chọn vật liệu không phù hợp cũng là vấn đề rất dễ xảy ra trong quá trình dập kim loại. Nếu lựa chọn vật liệu không phù hợp có thể gây hiện tượng chất lượng dập kém, dễ hao mòn dụng cụ và hỏng khuôn dập.
Trong quy trình dập kim loại, thiết kế dụng cụ dập (bao gồm khuôn dập, gá kẹp, hệ thống dẫn hướng…) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu thiết kế dụng cụ không phù hợp, nó có thể gây ra nhiều lỗi nghiêm trọng, làm giảm độ chính xác, tăng tỷ lệ phế phẩm và ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất.
Việc bảo trì và bảo dưỡng không đúng cách không chỉ khiến giảm tuổi thọ của khuôn dập, tốn chi phí đầu tư và gây ảnh hưởng đến cả chất lượng sản phẩm. Do vậy, có thể nhận thấy rằng việc bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng đúng cách là công việc hết sức quan trọng để gia tăng tuổi thọ khuôn dập.
Việc cài đặt lực ép ra sao cũng có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Trường hợp nếu lực dập không đủ, chất lượng sản phẩm sẽ không như mong muốn và không đạt chuẩn. Ngược lại, nếu trường hợp lực dập vượt quá lực dập tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến việc sản phẩm bị biến dạng hoặc hỏng khuôn.
Kiểm soát lực dập phù hợp để cả sản phẩm và khuôn dập không bị hao mòn mà vẫn đảm bảo độ chính xác.
Lựa chọn vật liệu khuôn dập phù hợp giúp tăng độ bền, nâng cao chất lượng sản phẩm dập, giảm chi phí bảo trì và nâng cao hiệu suất sản xuất. Việc sử dụng các loại thép công cụ chất lượng cao hoặc hợp kim đặc biệt sẽ đảm bảo khuôn hoạt động ổn định, chính xác và có tuổi thọ dài hơn.
Bảo trì và bảo dưỡng khuôn dập thường xuyên có tác động quan trọng đến chất lượng khuôn cũng như hiệu suất sản xuất. Nếu khuôn dập không được bảo trì đúng cách, nó có thể nhanh chóng bị hao mòn, gây ra lỗi trong quá trình dập và làm giảm chất lượng sản phẩm.
Những lỗi trong quá trình dập có thể gây ra nhiều vấn đề về chất lượng và hiệu suất sản xuất. Việc nhận diện và khắc phục sớm các lỗi này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Bằng cách kiểm soát chặt chẽ các thông số kỹ thuật, bảo trì khuôn dập thường xuyên và áp dụng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể đảm bảo quy trình dập diễn ra chính xác, hiệu quả và đạt tiêu chuẩn cao nhất. Hy vọng qua bài viết này, PWP Solution đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn về những lỗi thường gặp trong quá trình dập kim loại.