5 nguyên nhân gây hại trực tiếp cho lớp sơn ô tô bạn hết sức lưu ý

Chia sẻ

Lớp sơn ô tô đóng vai trò rất quan trọng khi không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ của chiếc xe mà còn là một trong năm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chiếc xe. Chất lượng sơn còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chống ăn mòn và giá trị của chiếc xe theo thời gian. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến và làm ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của lớp sơn. 

Để duy trì màu sắc và độ bóng lâu dài, việc lựa chọn sơn và bảo dưỡng định kỳ là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, việc hiểu rõ về những nguyên nhân gây hại trực tiếp cho lớp sơn ô tô sẽ giúp chủ xe đưa ra những biện pháp bảo vệ để giữ cho lớp sơn được bền màu nhất. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu gây hại cho lớp sơn ô tô? Cùng PWP Solution khám phá chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. Những điều cần biết về lớp sơn ô tô

Việc màu sơn của chiếc xe bị bạc hay xước trong quá trình sử dụng là điều hết sức bình thường. Do vậy, chủ xe cần nắm rõ những điều cơ bản về lớp sơn ô tô để hiểu được nguyên nhân dẫn đến lớp sơn gặp vấn đề. 

nhung-dieu-can-biet-ve-lop-son-o-to

1.1. Thành phần cấu tạo của lớp sơn ô tô

Lớp sơn ô tô được cấu tạo gồm 4 thành phần chính sau:

thanh-phan-cau-tao-cua-lop-son-o-to

  • Keo nhựa: Keo nhựa được tích hợp từ nhiều phân tử gốc tự nhiên hoặc tổng hợp dưới dạng lỏng màu, trong suốt và có độ nhớt để tạo nên lớp màng sơn. Khi được phủ lên bề mặt ô tô, màng sơn sẽ được hình thành và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn và dính chặt lên bề mặt. Khi đó, keo nhựa sẽ quyết định đến tính chất bám dính, độ bền cơ học, khả năng chịu đựng của thời tiết, chịu được hóa chất, nhiệt độ,...

  • Bột màu: Bột màu là những hạt rắn, mịn, nhỏ và phân tán đều trong môi trường sơn. Đây là thành phần chính của sơn và có công dụng tạo nên màu sắc của lớp sơn.

  • Dung môi: Dung môi có dạng chất lỏng và là thành phần chủ chốt trong quá trình sản xuất, thi công sơn. Quá trình sản xuất sơn cần dung môi để hòa tan chất tạo màng lớp phủ và bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về dung dịch có độ nhớt thích hợp trong việc bảo quản và sử dụng, tốc độ bay hơi hợp lý, ít ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng,... là những yếu tố cơ bản để xác định là một dung môi tốt hay không.

  • Chất phụ gia: Là thành phần cần thiết trong cấu tạo sơn, thường được sử dụng với một lượng nhỏ dưới 1% để cải thiện chất lượng bảo vệ sơn. Chất phụ gia thường được phân loại theo chức năng như phá bọt, phân tán van, chống nhăn, chống tia UV, chống rêu mốc,...

1.2. Công dụng của lớp sơn ô tô

Lớp sơn ô tô dễ bị xước và bạc đi trong quá trình sử dụng là điều hết sức bình thường nên việc khắc phục vết xước, vết loang màu hoặc những vị trí không đều màu trên ô tô là điều mà chủ xe hết sức quan tâm. Do vậy, lớp sơn ô tô mang lại những công dụng sau:

cong-dung-cua-lop-son-o-to

  • Nâng cao diện mạo cho xe: Sơn lại xe giúp giảm thiểu vấn đề xe bị bạc màu, phai màu hoặc nứt nẻ, bong tróc. Đồng thời việc này sẽ giúp chiếc xe có diện mạo mới đẹp hơn và có tính thẩm mỹ hơn.

  • Dễ dàng vệ sinh: Lớp sơn sáng bóng giúp xe dễ dàng lau chùi, vệ sinh nhờ khả năng chống nước, chống rêu và độ phủ cao.

  • Bảo vệ các bộ phận bên trong ô tô: Lớp sơn là lớp ngoài cùng của chiếc xe, có khả năng bảo vệ hệ thống khung xương kim loại của ô tô.

  • Giảm nhiệt độ bên trong xe: Những màu sơn có gam màu sáng mang lại khả năng phản xạ nhiệt tốt hơn khi xe đỗ lâu dưới thời tiết nắng.

1.3. Phân loại các lớp sơn ô tô

Các lớp sơn ô tô bao gồm các lớp sơn cơ bản sau:

phan-loai-cac-lop-son-o-to

  • Sơn lót (Primer): Sơn lót được sử dụng để tạo bề mặt cho lớp sơn lên màu chính xác. Trong trường hợp nếu không sơn trước một lớp sơn lót sẽ ảnh hưởng đến độ chắc chắn của lớp sơn màu với khung kim loại của xe. Trước khi tiến hành sơn thì người dùng có thể chà nhám bề mặt để tăng khả năng bám dính được tốt hơn.

  • Sơn màu (Base coat): Lớp sơn màu sẽ là màu sắc của xe sau này và là phần được bổ sung vào ngay sau lớp sơn lót. Yêu cầu về phòng sơn màu khá cao khi phải làm việc trong phòng chuyên dụng và nhiệt độ thích hợp để lớp sơn tạo ra không gặp tình trạng nổi bọt khí, sơn dính bụi bẩn khi chưa khô hoàn toàn,...

  • Sơn bóng (Clear coat): Đây là lớp cuối cùng phủ lên trên toàn bộ lớp sơn với công dụng tạo độ căng bóng và bảo vệ màu sơn. Sơn phủ thường có màu trong suốt và chứa các chất hóa học để bám dính lên bề mặt tốt hơn. Sơn phủ bóng gần như là lớp hoàn thiện bề mặt cuối cùng cho diện mạo bên ngoài của lớp ô tô.

  • Sơn đặc biệt (Specialty): Là dòng sơn được sử dụng nhiều cho các dòng xe thể thao, sơn đặc biệt có nhiều màu đặc biệt là đa dạng hơn so với sơn màu và sơn phủ bóng. 

  • Sơn mài (Acrylic lacquer): Trên thị trường ngày nay gần như khá hiếm các sản phẩm xe có sử dụng dòng sơn này. Phần lớn, sơn mài được sử dụng cho các dòng xe cổ để bảo vệ độ bền cho khung, bảo vệ xe khỏi ẩm mốc và chịu được độ bền của tác nhân bên ngoài. 

2. Những nguyên nhân gây hại cho sơn ô tô

Có rất nhiều nguyên nhân gây hại trực tiếp cho lớp sơn ô tô và gây ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp sơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất tác động lên: 

nhung-nguyen-nhan-gay-hai-cho-lop-son-o-to

2.1. Tác động từ ánh nắng mặt trời

Tác động từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hại cho lớp sơn ô tô. Khi tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài, các cấu trúc của sơn sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị giòn, nứt gãy bề mặt sơn. Do vậy, với những chiếc xe thường xuyên đỗ ngoài trời và chịu tác động nhiều từ thời tiết, cần sử dụng bạt phủ chống tia UV hoặc đỗ xe ở nơi có nhiều bóng râm.

tac-dong-tu-anh-nang-mat-troi-la-nguyen-nhan-gay-hai-cho-lop-son-o-to

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến phần lớp sơn dãn nở không đồng đều và dễ dẫn đến bong tróc, nứt gãy. 

2.2. Nguyên nhân gây hại cho sơn ô tô từ mưa axit và thời tiết khắc nghiệt

Mưa axit chứa các hợp chất gồm lưu huỳnh và nitơ có khả năng ăn mòn lớp sơn nếu không được rửa sạch sau khi gặp tiếp xúc. Khi nước mưa khô đi sẽ để lại các vết ố trắng và rất dễ thấm sâu vào bề mặt, khi gây tổn hại rất khó phục hồi.

Điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt như tuyết, băng và gió mạnh có cát bụi cũng gây tổn hại đáng kể cho bề mặt sơn. Để bảo vệ xe khỏi các nguyên nhân này, người chủ cần rửa xe sớm nhất tính từ thời điểm xe tiếp xúc về làm sạch những gì bám trên bề mặt của lớp sơn.

2.3. Hóa chất bám trên lớp sơn sau khi rửa xe

Rửa xe là bước quan trọng trong việc làm sạch xe sau quá trình sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc chọn các loại hóa chất chuyên dụng để tránh việc làm hỏng cấu trúc và mòn lớp bảo vệ sơn bóng.

Một lưu ý cũng cần được quan tâm là cần sử dụng lực vừa đủ lên vết bẩn chứ không nên cọ xát mạnh dễ khiến lớp sơn bị hao mòn và bạc màu. Khi sử dụng vòi xịt cao áp cũng cần có khoảng cách hợp lý để giảm tối đa lực xịt tác động lên xe.

2.4. Hóa chất xịt phủ bảo vệ kém chất lượng

Các sản phẩm hóa chất có giá thành rẻ và nguồn gốc không rõ ràng cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sơn. Điều này có thể khiến cho lớp sơn khô, ngả màu hoặc bị bong tróc. 

2.5. Trầy xước do tác động của ngoại lực

nguyen-nhan-gay-hai-truc-tiep-cho-lop-son-o-to-do-tac-dong-cua-ngoai-luc

Trong quá trình sử dụng xe chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc xe bị sỏi đá hoặc vết xước từ va chạm làm hỏng bề mặt lớp sơn. Để tình trạng này được giảm thiểu tối đa, chủ xe có thể sử dụng dán phim bảo vệ sơn (PPF - Pain Protect Film) hoặc sơn phủ ceramic để tăng khả năng chống trầy xước của lớp sơn xe.

3. Lời kết

Nguyên nhân gây hại trực tiếp cho lớp sơn ô tô có thể từ nhiều nguồn khác nhau và có tác động đáng kể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và cấu trúc của lớp sơn. Nếu không được bảo vệ và chăm sóc đúng cách, lớp sơn sẽ nhanh xuống cấp, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và tuổi thọ của xe. Vì vậy, chủ xe nên thường xuyên rửa xe, phủ bảo vệ sơn và đỗ xe ở nơi râm mát để giảm tác động tiêu cực. Một lớp sơn đẹp không chỉ giúp xe trông sang trọng hơn mà còn bảo vệ xe khỏi những tác động xấu của môi trường. Nếu bạn đang có câu hỏi gì dành cho PWP Solution về vấn đề này, hãy liên hệ ngay để nhận được tư vấn sâu nhất nhé!